Lớn lên rồi già đi, thấy sự háo hức ấy thật trẻ con. Bất chợt nhận ra rằng, trong cái lĩnh vực bí ẩn mà hấp dẫn đến vô lý này, hình như mỗi người đều có thể là một nhà phát minh, và những khám phá thì vô cùng vô tận.
Bạn đang xem: Chuyện tình cô giáo thảo và học trò có video full không che
Bài học đầu đời: cách cho điKhi người ta trẻ, yêu là sống. Dù có vạn lời tư vấn rằng phải kiềm chế ham muốn, phải biết giữ gìn, nhưng nàng Kiều xưa cũng từng có lần hối tiếc: “Biết thân đến bước lạc loài/ Nhị đào thà bẻ cho người tình chung…”. Có sống trong những khoảnh khắc mà khát vọng dâng hiến, khát vọng hòa hợp bùng nổ, mới hiểu rằng, sự cho đi có hạnh phúc riêng của nó. “Không bao giờ hối tiếc” – đó là câu trả lời của khá nhiều người trẻ. Cũng phải thôi.

Khi đó, mình cũng học bài học này, nhưng cũng như nhiều cô gái khác, học mà không hiểu lắm. Mãi đến hôm nay khi có con gái, mình mới hiểu tận cùng bài học của sự cho đi. Nhưng bài học này hình như rất khó truyền lại cho người khác.
Vậy nên, đầu tiên, người ta phải biết cho đi. Nếu cho đi quá dễ dàng, không chút tính toán, thì e rằng không ổn. Nhưng nếu cho mà tính toán, người ta sẽ không gọi là “cho” mà chuyển thành mua bán, đổi chác mất rồi.
Ngày còn trẻ, tưởng tài năng, tưởng nhan sắc của mình có thể đổi lấy một vị trí cao hơn vị trí thư ký riêng của sếp, có thể đổi lấy một căn hộ to hơn, sang trọng hơn so với căn gác áp mái thuê chung với mấy người bạn, Hiên đã chấp nhận “cho”. Cô thư ký sáng đi làm thơm lừng, váy bó chân thon, mơ ước thoát khỏi cảnh mỗi đêm về trải chiếu dưới đất ngủ tạm qua ngày.
Cuộc “cho đi” của cô quả thực có đổi được một vài thứ: chiếc laptop suốt thời sinh viên từng mơ ước, những bộ cánh thời trang, những chuyến đi và phòng khách sạn sang trọng, nước hoa và mỹ phẩm đắt tiền, một người tình lịch lãm với những bộ suit hàng hiệu có thể che bớt những khiếm khuyết của một cơ thể già nua. Nhưng kèm theo những món quà đó, với Hiên, là kiếp sống vợ hờ, chịu đựng chiếc bụng thừa cân đầy mỡ và đôi cẳng chân khẳng kheo lông lá.
Khi cô đòi những món quà đắt hơn: gia đình, tương lai, lão sếp đánh bài chuồn thẳng. Bà vợ già xuất hiện với trận đánh ghen ngùn ngụt lửa, hứa hẹn sẽ xảy ra cảnh điêu tàn nếu cô không được một đồng nghiệp thương tình báo trước. Chẳng dám mơ gì nữa, cô đành bỏ của chạy lấy người, sang một công ty khác, làm lại từ đầu. Ngẫm ra cũng không biết ai cho ai cái gì, ai lời ai lỗ. Chỉ có Hiên sau này tự nhận: “Mình ngu quá, nghĩ lại những gì hắn thí cho mình hồi ấy chỉ đáng vài đồng xu lẻ!”.
Trong tình yêu, ai cũng tưởng mình là duy nhất. Nhưng thực ra, có một thứ cũng duy nhất, hơn cả tình yêu, hơn cả người yêu… Đó là thứ người ta sẽ cho đi, khi tuổi đời vẫn còn thơ dại.
Xem thêm: Dụng Cụ Móc Len Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất, Dụng Cụ Đan Móc
Bài học thứ hai: … cách giữ lại
Thiếu nữ cho đi, còn người đàn bà thì giữ lại.
Giữ lại nhiều thứ: giữ tình yêu nồng nàn của thời tuổi trẻ, để nó đừng ngày một leo lét lụi tàn dần, giữ gìn nhan sắc và sức lực, giữ gia đình lắm khi chông chênh bên bờ vực thẳm, giữ lòng mình những khi quá sức mệt mỏi chỉ muốn buông tay… Trong đó, giữ mình là khó hơn cả.
Nhưng không chỉ thế, người đàn bà còn phải giữ cho những người khác: giữ cho chồng, giữ cho con… Những nỗi thất vọng về nhau nhiều khi cũng phải được gìn giữ như khi nâng niu hạnh phúc. Bởi nếu không, những nỗi thất vọng ấy sẽ tràn lấn ra phần sân dành cho hạnh phúc, hủy hoại những ngày tươi sáng của mỗi gia đình.
Khi mình chỉ có một đôi tay, mình nên cho, nhưng cho xong, phải cầm lấy đôi bàn tay kia mà giữ lại. Bởi một đôi tay thì chỉ có thể giữ vài thứ ít ỏi cho một người. Còn muốn giữ được cả gia đình, cần có nhiều đôi tay chụm lại. Hạnh phúc như cát mịn, chỉ cần một bàn tay, hay một ngón tay run rẩy, là xuất hiện những kẽ hở xao xuyến, gây đổ vỡ. Biết cách “giữ” cũng là một bài học khó, nên có người khăng khăng ôm giữ cả đời, nhưng cuối cùng vẫn trắng tay.
Người đàn bà “giữ”, chẳng phải vì người ta không còn gì để cho, mà vì đến lúc này, người ta hiểu rằng, mọi thứ ở đời đều phải là thứ cho đi và nhận lại, không bao giờ là sự cho đi một chiều, cho dù có khi cho đi tất cả, mà nhận lại thì ít ỏi quá chừng. Bài học của tình yêu, ở lứa tuổi này người ta học nhanh hơn, nhiều khi vừa học vừa thực hành. Điều cơ bản là chỉ giữ được khi người ta hiểu mình đang giữ cái gì. Có những thứ thuộc về người khác, mình chỉ có thể có trong khoảnh khắc mà thôi, khao khát giữ lấy nó sẽ làm mình thêm đau đớn.
Giữ lại có đồng nghĩa với sở hữu không? Nhiều ông chồng đã lên tiếng phản đối sự sở hữu: “Sau mười lăm năm, tôi trở thành… tài sản của bà lúc nào không hay!”. Các đức ông quên mất một điều: người ta chỉ giữ những gì người ta quý. Sự sở hữu có cái “giá” riêng của nó, không phải sự sở hữu nào cũng đáng phê phán, cũng khiến người được sở hữu trở thành nô lệ. Đôi khi giá trị của vật được sở hữu tăng lên chỉ vì giá trị cá nhân của người sở hữu. Người đàn bà biết “giữ” tức là không vơ vét tất cả những gì bày ra trước mắt mà họ biết họ chỉ có thể giữ tốt những gì nằm trong khả năng của họ mà thôi.
Bài học thứ hai này không được học một cách say mê giống như bài học trước, phải học bằng những trải nghiệm cá nhân. Không giống bài học về sự cho đi, chỉ ảnh hưởng đến cá nhân của người ấy, bài học thứ hai này có tính liên đới rõ rệt. Đôi khi, những gì mình chắt chiu gìn giữ bằng tất cả trái tim, mà người chung tay lại không biết giữ, cũng làm mình đau đớn. Những níu kéo, những trách nhiệm, những cố gắng để hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau… đều xuất phát từ một ý thức giữ gìn: “giữ” tức là không để “mất”.
Khi nhận ra rằng, phải học rất nhiều thứ để sống với nhau, thường cũng là lúc người ta đã trưởng thành, và có thể đã làm đau người khác. Những hoài vọng không bao giờ tắt trong ký ức chính là những hoài vọng về những người mình đã không giữ được trong đời, vậy nên, chia sẻ những suy nghĩ này cũng như mình chia sẻ những nuối tiếc xa xăm, trong một niềm tin rằng, những gì còn lại cho mình ngày hôm nay, chính là những gì mình phải nỗ lực để cùng gìn giữ…