Chứng đầy bụng khó tiêu là một trong các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân có thể do ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa hoặc do bệnh lý. Dù không nguy hiểm nhưng chứng đầy bụng khó tiêu gây không ít khó chịu cho bạn, vậy làm sao để xử lý?
1. Những nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu
Chứng đầy bụng khó tiêu có thể do rất nhiều nguyên nhân, dựa trên nguyên nhân mà cách xử lý và phòng ngừa cũng khác nhau.
Bạn đang xem: Đầy hơi chướng bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp
1.1. Nguyên nhân sinh lý gây đầy bụng khó tiêu
Thói quen ăn uống hoặc thực phẩm ăn thường là nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu, bao gồm:
Ăn nhiều thực phẩm tạo hơi: khiến hơi được tạo nhiều trong quá trình tiêu hóa, bạn dễ cảm thấy đầy hơi khó tiêu như chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, cải, đậu,...
Ăn quá nhanh, nói chuyện nhiều khi ăn, ăn kẹo cứng, nhai kẹo cao su, uống thức uống có gas, lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê,... khiến bạn nạp hoặc tạo nhiều hơi khi tiêu hóa hơn gây đầy bụng khó tiêu.
Người bị căng thẳng thường xuyên hoặc mắc bệnh mạn tính khiến quá trình tiêu hóa bị rối loạn và thường dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu.
1.2. Nguyên nhân bệnh lý gây đầy bụng khó tiêu
Chứng đầy bụng khó tiêu thường xuyên xảy ra và gây nhiều khó chịu có thể do những nguyên nhân bệnh lý như:
Bệnh Celiac khiến người bệnh không dung nạp Gluten, mỗi khi ăn thực phẩm chứa chất này sẽ gặp rối loạn tự miễn dịch, gây triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, đau tức bụng,...
Bệnh Celiac khiến người bệnh bị đầy bụng khó tiêu khi ăn thực phẩm chứa Gluten
Chứng không dung nạp lactose gây triệu chứng đầy bụng khó tiêu tương tự như bệnh Celiac, khi người bệnh uống sữa hoặc ăn thực phẩm từ sữa.
Chứng trào ngược dạ dày thực quản; khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ chua, đau tức vùng bụng, ngực, hôi miệng, đau họng,...
Ngoài ra, chứng đầy bụng khó tiêu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, tắc ruột, viêm ruột mạn tính, ung thư dạ dày,...
Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường ruột cũng có thể gây đầy bụng khó tiêu như: thuốc giảm đau, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc kháng viêm, kháng sinh hay thuốc nội tiết tránh thai,...
Đầy bụng khó tiêu có thể là triệu chứng bệnh tiêu hóa
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu, nếu nguyên nhân sinh lý có thể dễ dàng cải thiện bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên nếu đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng thường kéo dài, dễ tái phát, khó điều trị hơn. Do vậy việc xác định chính xác nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu là rất quan trọng để điều trị hiệu quả triệt để.
2. Làm gì để giảm nhanh triệu chứng đầy bụng khó tiêu?
Khi bị đầy bụng khó tiêu, bạn có thể giảm nhanh triệu chứng bằng những cách sau đây:
2.1. Chườm ấm vùng bụng
Nếu chứng đầy bụng khó tiêu là do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa hoặc do bệnh dạ dày, bạn có thể chườm bằng khăn ấm hoặc miếng gạc ấm lên vùng bụng trên rốn, xoa nhẹ để cảm thấy thoải mái hơn. Cách này cũng giúp bạn giảm nhẹ tình trạng táo bón, đau bụng đi kèm với đầy bụng khó tiêu, lưu ý không nên để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da gây bỏng.
Xem thêm: 275 Câu Đố Vui Có Đáp Án - Những Câu Đố Vui Mẹo Có Đáp Án
2.2. Kê cao gối khi nằm
Sau khi ăn, bạn không nên nằm luôn hay vận động mà cần ngồi nghỉ ngơi. Nếu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài do chứng trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên tạo thói quen kê gối cao khi nằm ngủ. Khi đó, cổ họng được nâng cao hơn khiến acid dạ dày hạn chế bị trào ngược lên thực quản gây khó chịu.
2.3. Sử dụng thuốc chữa đầy bụng khó tiêu
Khi muốn giảm nhanh triệu chứng này, bạn có thể dùng các thuốc sau nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về liều dùng phù hợp:
Chứng đầy bụng khó tiêu có thể điều trị bằng 1 số loại thuốc thúc đẩy tiêu hóa
Thuốc chứa Alpha-galactosidase chứa các thành phần hỗ trợ phân hủy đường tự nhiên trong thực phẩm nhanh hơn, được sử dụng trước khi ăn để giảm chứng đầy bụng khó tiêu.
Thuốc chứa Simethicone có tác dụng hỗ trợ, giúp tiêu hóa nhanh hơn và giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi.
Thuốc chứa Lactose có tác dụng hỗ trợ phân hủy đường lactose trong các loại thực phẩm, phù hợp với người bị đầy bụng khó tiêu do không dung nạp lactose.
2.4. Vận động nhẹ nhàng
Sau khi ăn hoặc khi đang bị đầy bụng khó tiêu, bạn nên vận động nhẹ nhàng để đường ruột co bóp, tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giúp khí trong dạ dày thoát ra ngoài dễ dàng. Cách vận động phù hợp bạn nên chọn là đi bộ, tập yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, nên tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn.
3. Thói quen ăn uống cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu
Với những người thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu, ngoài cải thiện tạm thời bằng các phương pháp trên, nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra chế độ ăn BRAT, bao gồm các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa rất phù hợp với những người bị đầy bụng, khó tiêu hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa liên quan.
Những thực phẩm tốt dễ tiêu hóa bạn có thể tham khảo cho bữa ăn của mình gồm: bánh mì nướng, cơm, chuối, bột yến mạch, trà thảo dược, khoai tây luộc,... với lượng vừa đủ. Chất xơ có vai trò quan trọng với hoạt động của đường ruột, do vậy đừng quên bổ sung đủ chất xơ hàng ngày, ưu tiên chất xơ từ các loại rau củ quả tươi, yến mạch,... giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa để giảm chứng đầy bụng khó tiêu
Ngoài ra, bổ sung men vi sinh cũng là cách giúp bạn cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng và hiệu quả hơn. Men vi sinh có thể bổ sung từ các loại thực phẩm lên men như kim chi, sữa chua,...
Nếu chứng đầy bụng khó tiêu đi kèm với triệu chứng như đau bụng, chán ăn, đại hoặc tiểu tiện ra máu, cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng,... thì người bệnh nên sớm đi khám bác sĩ. Nguyên nhân gây triệu chứng này có thể phức tạp và nguy hiểm, cần chẩn đoán và điều trị.
Cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với trungvietlaptop.com qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.